Nổi mề đay là bệnh ngoài da có thể xuất hiện, tái phát bất cứ lúc nào khi có tác nhân gây bệnh. Không chỉ vào mùa hè mà ngay cả trong mùa đông thời tiết lạnh cũng tạo điều kiện cho bệnh phát triển và tái phát gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và rất khó chịu. Cách tốt nhất là các bạn nên thực hiện phòng tránh bệnh thật tốt.
Triệu chứng nổi mề đay trời lạnh
Người bệnh thường xuyên bị nổi mề đay ngứa khi da tiếp xúc đột ngột nhiệt độ không khí hoặc nước lạnh sẽ rất dễ và ngay lập tức xuất hiện các triệu chứng. Sẽ không khó để phát hiện đó là các mảng sẩn đỏ trên da, đường kính từ vài mm đến vài cm hoặc bị sẩn cả mảng rất to. Đặc biệt các nốt mẩn đỏ này gây ngứa dữ dội chính là triệu chứng phổ biến và gây ám ảnh đối với người bệnh. Ngứa da thường xuất hiện khoảng nửa giờ, kèm theo chỗ ngứa bị sưng lên.
Các triệu chứng mề đay lạnh thường nặng hơn trong thời gian tái làm ấm da tiếp xúc. Đa số các phản ứng nổi mề đay lạnh xảy ra khi da tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, từ 4 - 10oC, nhưng cũng có một số người nổi mề đay với nhiệt độ ấm hơn. Điều kiện lạnh ẩm và gió có thể làm tăng nguy cơ nổi mề đay.
Cách phòng tránh bệnh nổi mề đay khi trời lạnh
Bệnh nổi mề đay khi trời lạnh thường được chữa trị bằng một số loại thuốc kháng kháng histamin giúp giảm ngứa và nổi mề đay như loratadine, fexofenadine, cetirizine… Tuy nhiên cách tốt nhất là mỗi người cần chủ động phòng tránh, tránh phơi nhiễm với nhiệt độ. Theo đó, bạn cần chú ý thực hiện tốt một số điều như sau:
- Trường hợp người chưa từng bị nổi mề đay do lạnh có thể tự kiểm tra xem mình có thể bị mẫn cảm với nhiều độ lạnh hay không bằng cách sau: nạn dùng một viên nước đá áp vào da cẳng tay trong 4-5 phút rồi bỏ ra, quan sát vùng da đó trong 10 phút. Bạn đợi khi da ấm trở lại, nếu thấy có một vòng mề đay xuất hiện kèm theo ngứa là bạn thuộc người có cơ địa dễ dị ứng với lạnh và cần phòng tránh bệnh.
- Biện pháp phòng tránh là nên tránh tiếp xúc da với nhiệt độ lạnh, phòng tránh bị nhiễm lạnh. Bạn chú ý không ngâm tay chân trong nước lạnh, không lội qua sông, qua suối khi trời lạnh.
- Chú ý tới chế độ ăn uống: bổ sung các loại thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời kiêng ăn các loại thức ăn dễ gây bệnh như tôm, cua, ốc, lạc, dứa… Không nên uống rượu, bia bởi các thức uống này là các yếu tố thuận lợi cho bệnh mề đay xuất hiện hoặc tái phát.
- Bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh. Khi đó bạn cần chú ý giữ ấm cho cơ thể để tránh tiếp xúc với không khí lạnh.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ gồm cả thân người, răng miệng, đường hô hấp.
- Nếu có hiện tượng bị nổi mề đay thì bạn nên hạn chế gãi để tránh gây xây xát, chảy máu tránh bội nhiễm da, mưng mủ dễ gây biến chứng nặng.
0 Nhận xét